Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Trang

Mua Bán Bất Động Sản Đồng Nai

Mua Bán Bất Động Sản Đồng Nai
Địa Chỉ: HSH01-12 Khu Đô Thị Long Hưng, Biên Hòa, Đồng Nai. Hỗ Trợ miễn phí: 0799 086 456 Hoặc 0376660689: Email: Dauvanlam0799086456@gmail.com

Aqua City Long Hưng-Biên Hoà-Đồng Nai

💐💐💐Khu đô thị sinh thái Aqua City. Long Hưng - Biên Hoà đang trở thành dự án HOT nhất thị trường BĐS. Hàng trăm căn nhà phố giao dịch hết chỉ trong vài ngày, Vậy lý do gì Aqua City lại được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Khu đô thị Thung Lũng Xanh (KDC An Phước)

Dự án Thung Lũng Xanh, Đường Quốc Lộ 51, Xã An Phước, Long Thành, Đồng Nai. Hiện tại tại giá bán trong này đang thấp nhất khu Long Thành. Thích hợp đầu tư để lâu dài.

Khu Đô Thị Long Hưng, Biên Hoà, Đồng Nai.

Khu đô thị Long Hưng xứng đáng kỳ quan sông nước - Thành phố Biên Hòa - Đồng Nai

IZUMI CITY

Nằm ngay trái tim khu đô thị vệ tinh phía Đông, nằm trung tâm xung quanh là các dự án 'siêu khủng' như Aqua City, Biên Hoà New City, Paradise Riverside Kim Oanh, sân golf Long Thành, khu vui chơi giải trí Sơn Tiên. Long Hưng...

Khu dân cư thương mại Phước Thái- Tam Phước-Biên Hoà-Đồng Nai

Vị trí ngay trạm thu phí Tam Phước Mặt tiền quốc lộ 51, cổng khu công nghiệp Tam Phước.

20 thg 9, 2022

Huyện Sỹ – Câu chuyện về phú hộ Sài Gòn giàu hơn vua Bảo Đại

 

Ngoài việc dành 1/7 tài sản xây nhà thờ, gia đình Huyện Sỹ còn cho cháu ngoại Nam Phương hoàng hậu của hồi môn 20.000 lượng vàng khi về làm vợ vua Bảo Đại.

Tại góc đường Tôn Thất Tùng – Nguyễn Trãi, quận 1, Sài Gòn, nhà thờ giáo họ Chợ Đũi mỗi ngày đón hàng trăm người đi lễ, tham quan. Trải qua hơn trăm năm, người Sài Gòn vẫn quen gọi đây là Nhà thờ Huyện Sỹ như để tưởng nhớ người đã bỏ 1/7 gia sản ra xây dựng. Huyện Sỹ cũng là người đứng đầu nhóm tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa với câu ví von “nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”.

Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900), sinh tại Cầu Kho (Sài Gòn) nhưng gốc ở Tân An (Long An) trong một gia đình theo đạo Công giáo. Ngay lúc nhỏ, ông được các tu sĩ người Pháp đưa đi du học ở Malaysia. Tại đây, Huyện Sỹ được học ngôn ngữ Latinh Pháp, Hán và chữ quốc ngữ. Thời gian này, ông đổi tên thành Lê Phát Đạt, do tên cũ trùng với tên người thầy dạy.

Tượng bán thân của ông Huyện Sỹ

Sau chuyến du học về nước, ông được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông ngôn. Từ năm 1880, ông làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau phong hàm lên cấp Huyện. Do người dân vẫn gọi ông bằng tên cúng cơm, vì vậy mà cái tên Huyện Sỹ xuất hiện từ lúc này.

Về con đường giàu có của Lê Phát Đạt, học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa cho rằng, sự “lên hương” của ông chẳng qua vì ăn may. “Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát mại ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đấu giá”.

“Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận sợ triều đình Huế khép tội theo Pháp. Vả lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội”, học giả Vương Hồng Sến giải thích thêm.


Trang sách viết về ông Huyện Sỹ của Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa

Người Pháp khi đó nài ép, Huyện Sỹ bất đắc dĩ phải chạy vạy mượn tiền khắp nơi mua đất. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền, ông trở nên giàu có, tiền vàng không biết để đâu cho hết.

Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như “cò bay mỏi cánh không hết”. Những vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia đều do ông nắm giữ. Tại miệt sông nước, phú hộ Đạt cũng xây ngôi biệt thự ven sông như cung điện án ngữ một vùng. Tương truyền, biệt thự này nằm trên thế đất hình rồng nên càng khiến cơ nghiệp của ông phát triển.

Tại Sài Gòn, gia đình Huyện Sỹ cũng sở hữu nhiều mảnh đất đắc địa ở trung tâm. Mảnh đất rộng hơn hecta dành xây nhà thờ Chợ Đũi là một trong số đó. Ngoài ra, ông có rất nhiều đất ở khu Gò Vấp, nơi con trai ông sau này dùng một phần xây nhà thờ Hạnh Thông Tây.

Bỗng chốc phất thành đại gia hạng nhất đất Việt đương thời nhưng vợ chồng Huyện Sỹ không tiêu xài hoang phí, gia đình có cuộc sống đơn giản. Toàn bộ gia sản được tập trung phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo Công giáo. Để nhắc nhở gia đình, trong nhà ông treo câu đối: “Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách. Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ”.

Con cháu Huyện Sỹ đều được giáo dục và học hành thành tài, không ăn chơi, tiêu xài như con cái những gia đình đại gia khác. Họ chuyên tâm học hành rồi phụ vợ chồng ông cai quản đất đai. Sau này, con Huyện Sỹ đều là đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và vùng Đồng Tháp Mười (nay thuộc vùng Long An).

Trong đó, trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Thời Nhà Nguyễn, Vương là tước vị cao nhất trong 20 bậc tôn tước phong cho hoàng tộc và chỉ dành cho người có công trạng, bình thường kể cả các Hoàng tử đều chỉ phong Công tước. Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ không “hoàng thân quốc thích” nhưng được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.

Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại, cháu ngoại của phú hộ Huyện Sỹ.


Người con gái thứ của ông Huyện Sỹ là Lê Thị Bính đã kết hôn với ông Nguyễn Hữu Hào, một đại điền chủ người Gò Công. Đến năm 1914, bà hạ sinh một người con gái, đặt tên là Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, đến năm 12 tuổi gia đình cho cô Lan sang Pháp học, đến năm 1932 sau khi tốt nghiệp tú tài mới về nước. Một thời gian sau, khi đang ở Đà Lạt, cô Lan được cậu Lê Phát An gọi đến dự tiệc và ra mắt với vua Bảo Đại, cuộc gặp đó dẫn đến tình cảm phát sinh giữa hai người.

Trong hồi ký Con rồng Việt Nam, vua Bảo Đại kể lại rằng đây là cuộc hôn nhân sóng gió vì ông bị triều thần phản đối, lý do Bảo Đại theo đạo Phật còn cô Lan theo đạo Công giáo lại mang quốc tịch Pháp. Khi Bảo Đại cầu hôn, gia đình cô Lan đưa ra những điều kiện như cô Lan phải được tấn phong hoàng hậu, ngoài ra còn phải được tòa thánh cho phép đặc biệt, ai giữ đạo nấy nhưng con cái sinh ra đều chịu phép rửa tội và giữ đạo giáo luật.

Ngay sau hôn lễ, cô Nguyễn Hữu Thị Lan đã được tấn phong hoàng hậu với tước vị Nam Phương hoàng hậu. Đây là một biệt lệ đối với các chánh cung trong triều Nguyễn vì cả mười hai đời vua nhà Nguyễn trước đó, các bà chánh cung chỉ được phong tước hoàng quý phi, chỉ đến khi qua đời mới được truy phong hoàng hậu.

Tương truyền ông bà Nguyễn Hữu Hào đã tặng của hồi môn cho con gái về nhà chồng là một triệu đồng bạc Đông Dương, tương đương 20.000 lượng vàng. Người ta cũng đồn đại rằng vua Bảo Đại sau đó tha hồ ăn chơi du hí là nhờ tiền vợ. Ông còn mang tiếng là vua mà ngân khố chẳng có bao nhiêu để tiêu xài.

Ông Huyện Sỹ mất năm 1900, lúc đó nhà thờ chưa xây xong, phải đến năm 1920 khi bà Huỳnh Thị Tài mất, lúc đó thi hài hai vợ chồng ông Huyện Sỹ mới được đưa vào an táng trong một gian phòng phía sau cung thánh tại nhà thờ Huyện Sỹ.

Nhà thờ Huyện Sỹ

Được ngăn cách bên ngoài bởi một hàng rào sắt, phần mộ của hai vợ chồng nằm ở hai bên, theo phong cách cổ “nam tả, nữ hữu”. Công trình mộ toàn bộ bằng đá, chạm trổ công phu, có các phù điêu điển tích của chúa Giêsu rất sinh động. Mộ được đặt trong một khối đá cẩm thạch trắng, phía trên có tạc tượng hai vợ chồng đang nằm như ngủ. Ông Huyện Sỹ mặc áo dài đội khăn đóng, không để râu, hai tay đan lại đặt trước bụng. Bà Tài để đầu trần, tư thế cũng y như chồng. Cả hai pho tượng đều được tạc vô cùng mềm mại và sống động, những đường nét tinh tế trên từng nét mặt, thớ vải…


Ngoài hai pho tượng nằm an nghỉ, còn hai pho tượng chân dung ông bà Huyện Sỹ được đặt đối diện nhìn nhau, thần sắc tươi tỉnh. Ngôi mộ là một tuyệt tác về kiến trúc lẫn điêu khắc.

Ngoài nhà thờ Chợ Đũi, Chí Hòa, sau này kỹ sư Lê Phát Thanh (con Huyện Sỹ) cũng xây nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi tiếng ở quận Gò Vấp hiện nay.

Linh mục Ernest Nguyễn Văn Hưởng, chánh xứ Chợ Đũi (nhà thờ Huyện Sỹ), cho biết khu mộ đã có nhiều thay đổi, trước đây hai bên khu mộ là hai gian phòng lễ nghi, sau này nhà thờ xây dựng bổ sung hành lang phía sau nên có thể đi vòng qua giữa hai gian cung thánh mà không cần đi ngang phòng mộ. Khu mộ luôn được nhà thờ chăm sóc kỹ càng để thể hiện lòng biết ơn với hai ông bà. Trong vài năm gần đây, ba lần các con cháu ông Huyện Sỹ từ nước ngoài về thăm mộ và đều tỏ ra vui mừng khi thấy mộ phần được giữ gìn và rất tự hào về truyền thống gia đình. Họ là những người cháu đời thứ ba, nhiều người đã lập gia đình với người nước ngoài và không nói được tiếng Việt. Có người cho biết gia cảnh họ cũng nghèo, không khá giả gì, khác hẳn với sự giàu có năm xưa của dòng tộc.

Theo VnExpress, PLO

Giai thoại về Nhất Sĩ

Giai thoại về Nhì Phương

Giai thoại về Tam Xường

Giai thoại về Tứ Hỏa


Danh tính vị đại gia khét tiếng sở hữu 30.000 căn nhà, tương đương 40% BĐS Sài Thành

Một tay che nửa bầu trời, vị đại gia này phất lên nhanh chóng nhờ sở hữu hơn 30.000 căn nhà ở các vị trí đắc địa nhất Sài Thành. Ông cũng để lại cho đời vô số những công trình biểu tượng của thành phố.

Trong vài năm gần đây, nhất là giai đoạn 2021 đến nay, bất chấp tình hình dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn, thị trường BĐS khu vực phía Nam, nhất là TP.HCM vẫn nhộn nhịp.

Hàng loạt các dự án lớn nhỏ được hình thành mỗi ngày. Nhưng có thể nhiều người không biết rằng từ thế kỷ 17 đã có những đại gia bất động sản xuất hiện, nhận ra tiềm năng của vùng đất vàng này.

Quả là như ông bà ta đã nói: “Anh hùng thời nào cũng có”. Trong số một trong 4 tứ đại hào phú lừng lẫy về mức độ quyền lực, sự giàu có lúc bấy giờ, chú Hỏa chính là vị tuy xếp thứ 4 trong bảng nhưng lại là người nắm giữ hơn 40% bất động sản Sài Gòn thời đó. Ông sở hữu hơn 30.000 căn nhà ở các vị trí đắc địa nhất Sài Thành và một trong số những căn nhà đó đến nay vẫn còn tồn tại.


“Chú Hỏa” (1845-1901) – tên khai sinh là Hui Bon Hoa, Jean Baptiste Hui Bon Hoa, phiên âm là Hứa Bổn Hỏa hay còn gọi là Hứa Bổn Hòa, một thương nhân người Việt gốc Hoa – là một trong vị đại gia của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương – Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường – Lý Tường Quan và chú Hỏa – Hui Bon Hoa).

Tuy nhiên, theo nhiều giai thoại kể lại thì thực ra vị đại gia này có xuất thân nghèo khổ, Chú Hỏa từng kiếm sống bằng nghề buôn bán phế liệu, trong một lần thu mua ve chai, Chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ. Người khác nói rằng Chú Hỏa đã mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng.

Tài năng làm nên sự giàu có

Mặc dù còn rất nhiều câu chuyện khác xoay quanh việc làm thế nào mà từ cái nghèo, Chú Hỏa có thể vươn lên thành vị đại gia. Nhưng nhiều người đồng ý rằng, việc chú Hỏa phất lên không phải như lời đồn đãi do ông mua được chuông đồng hay nhặt được túi vàng trong chiếc ghế cũ, hay buôn bán cổ vật mà là nhờ có vốn ban đầu, nhờ có óc nhìn xa, nhạy bén với thương trường và quyết đoán trong công việc cộng với cơ hội đưa đến và biết nắm bắt cơ hội đã làm nên tên tuổi của một Hứa Bổn Hỏa.

Chính nhờ sở hữu tầm nhìn xa, trông rộng và nhờ vậy mà ông đã thấy trước được tiềm năng của vùng đất Sài Gòn lúc bấy giờ vẫn còn chằng chịt những kênh rạch lớn nhỏ. Ông chính là người đã mua lại toàn bộ khu đất tại trung tâm Sài Gòn và cho san lấp rồi xây nên Chợ Bến Thành – Khu chợ Mới lớn nhất thời bấy giờ và tồn tại cho đến ngày nay như một nét kiến trúc văn hóa độc đáo.


Chợ Bến Thành hiện nay đã được khởi công xây dựng từ năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 thì hoàn tất, với sự bỏ vốn của đại phú gia Hứa Bổn Hòa.

Xung quanh chợ Bến Thành ngày nay vẫn còn những dãy nhà cũ xây cùng thời với chợ Bến Thành vốn thuộc sở hữu của ông Hứa Bổn Hỏa.


Dãy nhà bên cạnh chợ Bến Thành cũng là tài sản của Chú Hỏa.


Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, cũng do dòng họ Hui Bon Hoa xây dựng và tặng TP Sài Gòn thời thuộc Pháp.


Đến nay khách sạn Majestic vẫn hết sức lộng lẫy.
Ông được nhớ đến vì không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, theo sách ghi chép lại: “Tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam”.

Chú Hỏa còn luôn biết chia sẻ với cộng đồng cũng như giới cầm quyền đương thời qua việc xây dựng và sau này là hiến tặng hàng loạt công trình phúc lợi xã hội mà chức năng vẫn tồn tại đến tận ngày nay, như: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Trường THCS Minh Đức (quận 1), Bệnh viện Nguyễn Trãi (quận 5)…



Hình ảnh ngày xưa và ngày nay của Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương), nay là Bệnh Viện Từ Dũ – Bệnh viện phụ sản lâu đời nhất Việt Nam.

Đặc biệt, một trong các di sản đặc sắc mà ông Hứa Bổn Hòa để lại chính là dinh thự riêng có 99 cửa của mình, nay đã trở thành Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Bởi ông là người gốc Hoa nên con số 99 này được xem như là con số vượng tài, vượng khí. Số 9 trong tiếng hoa phát âm là cửu mà hai số 9 cộng lại là 18; gồm số 1 phát âm là nhất và số 8 phát âm là bát nếu đọc chại đi sẽ thành chữ phát trong phát tài, phát lộc. Từ đó có thể suy ra 99 cánh cửa tượng trưng cho câu nói: “Nhất phát cửu cửu” nghĩa là sự thịnh vượng trải dài trong suốt 99.

Dinh thự của chú Hỏa là nơi đầu tiên ở Sài Gòn có thang máy, điều cực kỳ xa xỉ ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20.
Là sản phẩm cùa châu Âu nhưng thang máy lại được làm bằng gỗ, bên trong được bài trí, chạm trổ như một chiếc kiệu của quan.

Căn nhà 99 cửa của Chú Hỏa cũng nhuốm màu liêu trai với nhiều giai thoại được thêu dệt cả thế kỷ nay.

Đôi quang gánh tượng trưng cho thuở cơ hàn mua ve chai của chú Hỏa trong ngôi nhà 99 cửa.

Vậy là từ một anh Tàu mua bán ve chai trên đường phố, Chú Hỏa nhập quốc tịch Pháp và đổi tên thành Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Chú Hỏa thành lập công ty Hui Bon Hoa. Vào thời Pháp thuộc, để vinh danh chú Hỏa, một con đường đã được mang tên Hui Bon Hoa và sau này, vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa, đường được đổi tên thành Lý Thái Tổ, nơi có tiệm phở Tàu Bay nổi tiếng Sài Gòn với tô “xe lửa”.

Năm 1901, Chú Hỏa trở về Trung Quốc với vợ và mất ở đây, được chôn cất tại Tuyền Châu ở tỉnh Phúc Kiến. Sự nghiệp của ông ở Việt Nam vẫn được con cháu tiếp tục sau khi ông mất. Chú Hỏa có tổng cộng 3 người con trai và họ đều là những nhân vật kiệt xuất, xây dựng và phát triển sự nghiệp sau khi cha hạ thế, cũng như giữ gìn sản nghiệp còn nguyên vẹn đến không ngờ. Từ năm 1951, các thành viên gia đình và con cái của dòng họ Hui Bon Hoa đã dần dần chuyển sang các nước khác: Pháp, Mỹ… Trước ngày 30-4-1975, tất cả thành viên của dòng họ Hứa Bổn Hỏa đã rời Việt Nam.

Đường Hai Chiều 

Giai thoại về Nhất Sĩ

Giai thoại về Nhì Phương

Giai thoại về Tam Xường

Giai thoại về Tứ Hỏa




13 thg 9, 2022

Bán đất Vỉnh An, Vĩnh Cửu

 Bán thửa đất thị trấn Vĩnh An, Vỉnh Cửu

Diện tích 700m. 10x66

Sổ riêng sẵn sang tên

Giá bán 1 tỷ 450

Thích hợp làm nhà vườn gần trung tâm

LH: 0799 086 456 Lâm xem đất








Bán thửa đất đẹp KDC Phước Thái

 KDC Phước Thái, Tam Phước 

Ngay đầu cổng vào. Cách quốc lộ 51 khoảng 100m Kinh doanh buôn bán đẹp

Vị trí cực đẹp không vướng gì

Diện tích 5x18

Sổ riêng sẵn sang tên

Giá bán 1 tỷ 890

LH: 0799 086 456 Lâm









10 thg 9, 2022

Bán căn Villa nhà thô. Đảo Đại Phước

 - Bán căn Villa nhà thô 

- Diện tích đất 16x20= 320 m2,

- DTXD 280 m2 khu Swanbay, Đảo Đại Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai. 

Chỉ 25 phút từ TP.HCM khi đường vành đai 3 hoàn thành. Khu biệt thư hơn 400 hecta đã xây dựng giành cho giới nhà giàu. Đang là hợp đồng, chuẩn bị làm sổ hồng. 

- Nhà hướng Nam. 1 Trệt + 2 lầu. 3PN, 4 WC thuộc đường nội khu 12 m, 

- Giá bán 17 tỷ.

- LH: 0799 086 456 Lâm xem. XQ
















Bán thửa đất đẹp An Viễn

 Bán 1 cặp An Viễn.

Diện tích 7x33

Sổ sẵn sang tên, gần phun thổ

Đường lớn, kinh doanh...ngay phía bên hông KCN Giang Điền.

Giá bán 3 tỷ 3 mua cả cặp sẻ có giá tốt

LH: 0799 086 456.






Bán thửa đất An Viễn

 An Viễn

Sổ sẵn, diện tích 562m

Giá bán 2 tỷ 250

LH: 0799 086 456. S





Bán gấp thửa đất đẹp Xuân Tây-Cẩm Mỹ

 1 sào Xuân Tây - Cẩm Mỹ

Diện tích 27x40

Giá chỉ 130tr/m ngang

LH: 0799 086 456.




Bán gấp đất ngay KDC Phú Thịnh

 Ngay cổng 11 gần Khu dân cư Phú Thịnh. Sau trường Cao Đẳng Lê Quý Đôn.

Hạ tầng, tiện ích đầy đủ

Sổ hồng sẳn sang tên.

Diện tích 5x20

Giá bán bao rẻ chỉ 2 tỷ 4 cho vị trí đường sá, dân cư, tiện ích.

LH: 0799 086 456.





Nhà Đất Khu Vực Khác

An Bình (23) An Hoà (24) An Phước (20) An Viễn (24) Aqua (9) Bà Rịa - Vũng Tàu (11) Biên Hoà Newcity (9) Bình Dương (4) Bình Minh (8) Bình Phước (1) Bình Thuận (9) Bùi Hữu Nghĩa (1) Bùi Văn Hoà (1) Bửu Hoà (1) Bửu Long (18) Cách Mạng Tháng 8 (1) Cẩm Mỹ (23) Chung cư (16) D2D Thống Nhất Biên Hoà (21) Dak lak (1) Định Quán (6) Đồng Khởi (5) Đường Phùng Hưng (6) Giang Điền (3) Hiệp Hoà (6) Hoá An (3) Hưng Thịnh-Trảng Bom (13) Izumi (1) KDC (Phú An) Biên Hoà Gondenl Tow (3) KDC An Thuận (Victoria) (4) KDC Phước Thái (Tam Phước) (5) Khánh Hoà (1) Kinh nghiệm nhà đất (43) Lâm Đồng (1) Liên Hệ-Ký/Gửi (1) Long Bình (9) Long Bình Tân (39) Long Đức (9) Long Hưng (17) Long Khánh (20) Long Thành (26) Lộc An Long Thành (4) Nguyễn Ái Quốc (2) Nhà Đất Cho Thuê (18) Nhà Phố Sunshine Residence Biên Hoà (1) Nhơn Trạch (3) Phạm Văn Thuận (6) Phong Thủy (6) Phú Thịnh (Long Bình Tân) (8) Phước Bình Long Thành (2) Phước Tân (42) Quốc lộ 1A (12) Quốc Lộ 51 (20) Sông Trầu - Trảng Bom (8) Tam Hiệp (4) Tam Hoà (4) Tam Phước (47) Tân Hạnh (2) Tân Hiệp (16) Tân Hoà (2) Tân Mai (8) Tân Phong (14) Tân Phú (2) Tân Tiến (2) Tây Nguyên (1) The Viva Giang Điền (2) Thung Lũng Xanh (KDC AN PHƯỚC) (6) Tp. HCM (22) Trảng Bom (52) Trảng Dài (23) Trung Dũng (6) Vĩnh Cửu (43) Võ Thị Sáu (3) Xuân Lộc (39)