💐💐💐Khu đô thị sinh thái Aqua City. Long Hưng - Biên Hoà đang trở thành dự án HOT nhất thị trường BĐS. Hàng trăm căn nhà phố giao dịch hết chỉ trong vài ngày, Vậy lý do gì Aqua City lại được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Dự án Thung Lũng Xanh, Đường Quốc Lộ 51, Xã An Phước, Long Thành, Đồng Nai. Hiện tại tại giá bán trong này đang thấp nhất khu Long Thành. Thích hợp đầu tư để lâu dài.
Nằm ngay trái tim khu đô thị vệ tinh phía Đông, nằm trung tâm xung quanh là các dự án 'siêu khủng' như Aqua City, Biên Hoà New City, Paradise Riverside Kim Oanh, sân golf Long Thành, khu vui chơi giải trí Sơn Tiên. Long Hưng...
Ông Lý Tường Quan (1842 – 1896), tên thật là Phước Trai, được người đời gọi bởi danh xưng bá hộ Xường - doanh nhân người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn.
Chuyện ít người biết về Lý Tường Quang (1842-1896, còn gọi là bá hộ Xường), nhân vật giàu thứ 3 trong 4 đại hào phú Sài Gòn và Nam Kỳ lục tỉnh xưa là ông lấy cả ba chị em ruột làm vợ...
Cởi áo quan… đi buôn
Tọa lạc trên con đường sầm uất nhất của Chợ Lớn, nhà số 292 Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, TPHCM là một tòa nhà phố bề thế, được xây theo kiến trúc Á - Âu. Tòa nhà được công nhận là “Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp TPHCM năm 2009. Đó đã từng là nhà, trụ sở giao dịch, buôn bán của bá hộ Xường, một trong tứ đại hào phú giàu nức tiếng Sài Gòn thế kỷ 19.
Theo đoàn người Minh Hương từ Trung Hoa sang Việt Nam lập nghiệp khoảng năm 1820, ông Lý Sáng Ái (1781 - 1855) quê ở huyện Phiên Ngung, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vượt biển đến Cần Giờ định cư, hành nghề bốc thuốc, chữa bệnh, coi tướng số. Ông lấy vợ Việt là bà Trần Thị Thơ sinh hạ được hai người con trai là Lý Đông Quang và Lý Tường Quang.
Từ nhỏ, Lý Tường Quang đã thông minh, dĩnh ngộ, có tài quán xuyến với sự nhìn xa trông rộng. Lên 12 tuổi, ông thông thạo nhiều ngoại ngữ. Quang được viên quan Pháp Gandot mời ra làm thông ngôn, rồi giao cho ông chức Bang trưởng cai quản 7 bang người Hoa vùng Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ông Lý Tường Quang và vợ cả Nguyễn Thị Lâu (ảnh chụp từ tư liệu gia đình).
30 tuổi, Lý Tường Quang xin nghỉ việc để đi buôn. Ban đầu ông kinh doanh thực phẩm, cá, mắm. Ông thu mua cá ở lục tỉnh, mang lên bán ở Chợ Lớn và Sài Gòn. Ngoài cá tươi, ông còn cho chế biến cá khô, mắm để bán ở các vùng xa hơn, và xuất khẩu cá khô ra nước ngoài.
Sự am hiểu và có mối quan hệ với người Pháp giúp nhiều cho việc giao thương của ông. Ông lập công ty Kim Bảo, mở rộng kinh doanh, sau khi thu mua thịt cá ở miền Tây bán cho người thị tứ, ông bán ngược lại nhu yếu phẩm về nông thôn.
Hệ thống thu mua của ông mở rộng chân rết khắp tỉnh thành, việc buôn bán càng phát đạt. Giới kinh doanh lưu truyền, gần một nửa dân miền Tây ngày đó mua hàng hóa nhu yếu phẩm từ bá hộ Xường.
Trở nên giàu có, dân gian gọi ông là bá hộ Xường. Xường là tên gọi ở nhà của ông, là chữ Tường đọc theo tiếng Hoa. Gia sản của bá hộ Xường tiếp tục phất lên khi ông đầu tư qua bất động sản. Phương thức mua bán của ông khá đơn giản, mua đất, sau đó xây nhà phố rồi cho thuê lại.
Bá hộ Xường tìm cách mua nhiều khu đất ruộng, đất hoang giá rẻ rồi đầu tư xây địa ốc để… chờ thời. Nhờ vậy, gia sản của ông phất lên cực thịnh giai đoạn này. Phần lớn nhà cửa trong vùng Chợ Lớn Mới và vài quận lân cận đều là của bá hộ Xường xây cho thuê.
Ông Lý Thanh Liêm bên bức ảnh cụ tổ Xường chụp kỷ niệm cùng vợ con.
Dịch Tam tự kinh để lại cho con cháu
Ông Lý Thanh Liêm (62 tuổi, hiện ngụ tại quận Gò Vấp, TPHCM, cháu đời thứ 5 của bá hộ Xường) kể: “Theo gia phả ghi lại và lời truyền kể của các ông bà đời trước thì ông bá hộ là người chăm nom cho vợ con đến từng bữa ăn, giấc ngủ. Tính tình ông điềm đạm, không sa đà vào ăn chơi đàng điếm”.
Tài quán xuyến gia đình của bá hộ được minh chứng là ông lần lượt lấy ba bà vợ chính thức, mà cả ba lại là... chị em ruột. Đây là câu chuyện kỳ lạ, bởi giới quan lại, hào phú thời phong kiến, chuyện năm thê bảy thiếp là bình thường nhưng dù có lấy cả chục vợ, hiếm có ai “đánh cả cụm” như bá hộ Xường. Cả ba người vợ chị em này lần lượt sinh hạ cho bá hộ Xường 10 người con.
Tài cầm kỳ thi họa của bá hộ Xường được ghi lại và lưu truyền đến ngày nay. Ông Lý Thanh Liêm cho biết, nhà nghiên cứu Võ Văn Sổ gần đây đã tìm được mấy tập sách nhỏ do bá hộ Xường viết, ký tên là Phiên Thành Phước Trai tiên sinh, do nhà in Hòa Nguyên Thạch và Văn Nguyên Đường (tại Trung Hoa) in, gồm ba bộ: Ấu học thi diễn nghĩa, Thiên tự văn diễn nghĩa, Tam tự kinh diễn nghĩa.
Đây là những tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc, được bá hộ Xường dịch từ Hán sang Nôm bằng thơ lục bát cho dễ đọc, dễ nhớ. Cứ mỗi một câu Hán - Việt được dịch ra thành hai câu lục bát, cứ liên tục như vậy cho đến cuối bài.
Sau hơn 20 năm gầy dựng sự nghiệp, vui vầy với vợ con và đang ở đỉnh cao, bá hộ Xường đột ngột qua đời vào ngày 21/10/1896 sau một cơn đột quỵ, thọ 54 tuổi. Trước khi mất, bá hộ Xường lập di chúc để lại tài sản cho vợ con.
Nội thất và cổ vật của bá hộ Xường để lại, tại nhà thờ họ Lý, số 292 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5.
“Dòng họ Lý hiện nay chỉ còn lại vài người ở Việt Nam. Hiện người cháu đời thứ 4 là Lý Toàn Anh (90 tuổi) làm trưởng tộc. Tuy ông bá hộ để lại một gia sản đồ sộ, nhưng con, cháu ông không mấy người đi theo nghiệp kinh doanh, buôn bán.
Ông bá hộ và bà vợ đầu Nguyễn Thị Lâu chỉ có một con trai duy nhất là Lý Thanh Vân cũng không theo nghiệp cha, đa số con, cháu làm công chức. Chỉ có người con trai thứ 6 của bà vợ cuối nối nghiệp. Nhưng biến cố Đại khủng hoảng kinh tế thế giới đầu thế kỷ 20, khiến ông sạt nghiệp”, ông Lý Thanh Liêm nói.
Hiện nay, khu mộ vợ chồng bá hộ Xường nằm trong hẻm 79/30 đường Phú Thọ Hòa (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú). Mộ ông mang nhiều nét độc đáo của kiến trúc cổ Trung Hoa (nhà mồ có mái che, mặt tiền nhà mồ có cửa vòm chính giữa, trên vòm cửa có chữ Lý, hai bên trang trí dây leo hoa lá, trái quả)…
Điểm độc đáo là trước mộ có hai tượng người bằng đá đứng hầu. Bên phải là tượng người đàn ông (tên Lương Phước Thắng), cao khoảng 1,5m, khá lực lưỡng, mặc áo dài, đầu đội nón, chân đi giày, hai tay nâng một chiếc hộp. Đối diện là tượng người đàn bà (tên là Kiều Thoại Hương), có nét mặt nhu mì, đầu trần tóc búi, mặc áo dài, chân đi hài, hai tay nâng tách nước…
Con cháu bá hộ Xường hiện nay vẫn còn đông, đa số sống tại TPHCM, một số khác hiện sống ở Pháp, Canada… Mỗi năm đến ngày cúng giỗ, Tết Nguyên đán, con cháu đều tề tựu đông đủ bên lăng mộ để tỏ lòng tri ân.
Người thứ hai trong 4 đại phú hộ là ông Đỗ Hữu Phương, ông là cộng sự đắc lực của thực dân Pháp. Ông sinh năm 1841 và mất năm 1914. Vốn dĩ ông xuất thân từ một gia đình giàu có, cha của ông bá hộ Khiêm. Nhà của ông vô cùng giàu có, cai quản cả một vùng đất rộng lớn của bắc Sài Gòn, khu Bà Điểm ngày nay. Nhà ông không những sở hữu đất đai mà còn có cả hàng trăm căи nhà mặt tiền cho thuê. Người ta đồn rằng tiền của ông Phương nhiều đến nỗi mấy đời ăи cũng không hết.
Bá hộ Phương
Cha của ông là người có tầm nhìn xa trông rộng, lại là người biết làm ăи buôn bán, từ sớm ông đã làm ăи với thương nhân nước ngoài nên tài sản của cha ông ngày càng nhiều. Bá hộ Khiêm иổi tiếng dạy con nghiêm khắc, từ nhỏ đã cho ông Phương học tiếng Hán, sau này ông còn biết cả tiếng Pháp, văи hóa giỏi cộng với tầm hiểu biết sâu rộng. Ông không giống với những cậu ấm cô chiêu thời đó, không hề tiêu tiền phung phí mà chịu khó học hành. Sau khi bá hộ Khiêm mất, ông Phương được thừa hưởng khối tài sản kếch xù của cha ông. Từ đó, người ta gọi ông là bá hộ Phương.
Về con đường côɴԍ danh của ông, năm 1861 nhờ cai tổng Đỗ Kiến Phước ở Bình Điền dẫn ông về giới thiệu với một sĩ quan người Pháp và được nhận làm cộng sự. Sau này, cнíɴн quyền Pháp giao cho ông làm hộ trưởng (thời đó, Sài Gòn – Chợ Lớn được chia làm 20 hộ). Từ đó ông lần lượt lên các chức khác cao hơn.
Vì tính chất của côɴԍ việc nên ông Phương nhiều lần sang Pháp, tiếp xúc với người Pháp và văи hóa của họ nên vị tổng đốc này có cách sống và lối suy nghĩ thoáng như người Tây. Ông diện đồ tây, lúc nào cũng lịch thiệp, tiếp khách cũng ở những nơi sang trọng. Phải nói rằng ông có phần “tân tiến” hơn những phú hộ khăи đóng áo dài thời đó.
Để có thể trở nên giàu có như vậy, một phần cũng phải kể đến côɴԍ lao của vợ ông. Phu nhân của ông họ Trần, là con của một vị quan lớn trong triều nhà Nguyễn. Tuy là con nhà quan lại, nhưng bà cũng giống như ông Phương, không hề đàn đúm ăи chơi như các vị tiểu thư nhà giàu kia. Vợ c нồng tổng đốc Phương sống tại một căи nhà lớn ở Sài Gòn thời đó.
Hai vợ cнồng người giỏi việc nước, người đảm việc nhà. Nếu như ông Phương ở ngoài ngoại giao thì các việc kinh doanh, nhà cửa,.. đều được phu nhân họ Trần này chăm sóc. Bà иổi tiếng đảm đang, lo cho c нồng lo con, mọi việc đều hoàn hảo.
Đất đai của hai vợ cнồng có hơn 2200 ha. Đến mùa thu hoạch, bà tính toán thu chi, sắp xếp nhân côɴԍ, mua bán, xây dựng hệ thống kinh doanh rõ ràng. Đến khi đất không thu xuể, bà cho tá điền thuê lại rồi thu thuế,… Tất cả đều được bà lo liệu rõ ràng, không thất thoát vào đâu được. Thời đó, thóc lúa nhà ông Phương nhiều đến nỗi chất thành núi, không để đâu cho xuể. Vì vậy, bà Trần đã bán với giá tốt để thu tiền, vì vậy mà gia tài của vợ c нồng càng không biết để đâu cho hết. Quả thật câu: “Vợ là hậu phương vững chắc của c нồng” chắc là dành cho vợ ông Đỗ Hữu Phương.
Dinh thự của Tổng đốc Phương ở Chợ Lớn
Ông Phương gia nhập quốc tịch Pháp năm 1881 rồi đưa các con sang đó ᴅu học. Gia đình có 8 người con bao gồm 5 trai 3 gái.
Ngoài việc dành 1/7 tài sản xây nhà thờ, gia đình Huyện Sỹ còn cho cháu ngoại Nam Phương hoàng hậu của hồi môn 20.000 lượng vàng khi về làm vợ vua Bảo Đại.
Tại góc đường Tôn Thất Tùng – Nguyễn Trãi, quận 1, Sài Gòn, nhà thờ giáo họ Chợ Đũi mỗi ngày đón hàng trăm người đi lễ, tham quan. Trải qua hơn trăm năm, người Sài Gòn vẫn quen gọi đây là Nhà thờ Huyện Sỹ như để tưởng nhớ người đã bỏ 1/7 gia sản ra xây dựng. Huyện Sỹ cũng là người đứng đầu nhóm tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa với câu ví von “nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”.
Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900), sinh tại Cầu Kho (Sài Gòn) nhưng gốc ở Tân An (Long An) trong một gia đình theo đạo Công giáo. Ngay lúc nhỏ, ông được các tu sĩ người Pháp đưa đi du học ở Malaysia. Tại đây, Huyện Sỹ được học ngôn ngữ Latinh Pháp, Hán và chữ quốc ngữ. Thời gian này, ông đổi tên thành Lê Phát Đạt, do tên cũ trùng với tên người thầy dạy.
Tượng bán thân của ông Huyện Sỹ
Sau chuyến du học về nước, ông được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông ngôn. Từ năm 1880, ông làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau phong hàm lên cấp Huyện. Do người dân vẫn gọi ông bằng tên cúng cơm, vì vậy mà cái tên Huyện Sỹ xuất hiện từ lúc này.
Về con đường giàu có của Lê Phát Đạt, học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa cho rằng, sự “lên hương” của ông chẳng qua vì ăn may. “Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát mại ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đấu giá”.
“Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận sợ triều đình Huế khép tội theo Pháp. Vả lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội”, học giả Vương Hồng Sến giải thích thêm.
Trang sách viết về ông Huyện Sỹ của Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa
Người Pháp khi đó nài ép, Huyện Sỹ bất đắc dĩ phải chạy vạy mượn tiền khắp nơi mua đất. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền, ông trở nên giàu có, tiền vàng không biết để đâu cho hết.
Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như “cò bay mỏi cánh không hết”. Những vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia đều do ông nắm giữ. Tại miệt sông nước, phú hộ Đạt cũng xây ngôi biệt thự ven sông như cung điện án ngữ một vùng. Tương truyền, biệt thự này nằm trên thế đất hình rồng nên càng khiến cơ nghiệp của ông phát triển.
Tại Sài Gòn, gia đình Huyện Sỹ cũng sở hữu nhiều mảnh đất đắc địa ở trung tâm. Mảnh đất rộng hơn hecta dành xây nhà thờ Chợ Đũi là một trong số đó. Ngoài ra, ông có rất nhiều đất ở khu Gò Vấp, nơi con trai ông sau này dùng một phần xây nhà thờ Hạnh Thông Tây.
Bỗng chốc phất thành đại gia hạng nhất đất Việt đương thời nhưng vợ chồng Huyện Sỹ không tiêu xài hoang phí, gia đình có cuộc sống đơn giản. Toàn bộ gia sản được tập trung phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo Công giáo. Để nhắc nhở gia đình, trong nhà ông treo câu đối: “Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách. Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ”.
Con cháu Huyện Sỹ đều được giáo dục và học hành thành tài, không ăn chơi, tiêu xài như con cái những gia đình đại gia khác. Họ chuyên tâm học hành rồi phụ vợ chồng ông cai quản đất đai. Sau này, con Huyện Sỹ đều là đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và vùng Đồng Tháp Mười (nay thuộc vùng Long An).
Trong đó, trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Thời Nhà Nguyễn, Vương là tước vị cao nhất trong 20 bậc tôn tước phong cho hoàng tộc và chỉ dành cho người có công trạng, bình thường kể cả các Hoàng tử đều chỉ phong Công tước. Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ không “hoàng thân quốc thích” nhưng được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.
Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại, cháu ngoại của phú hộ Huyện Sỹ.
Người con gái thứ của ông Huyện Sỹ là Lê Thị Bính đã kết hôn với ông Nguyễn Hữu Hào, một đại điền chủ người Gò Công. Đến năm 1914, bà hạ sinh một người con gái, đặt tên là Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, đến năm 12 tuổi gia đình cho cô Lan sang Pháp học, đến năm 1932 sau khi tốt nghiệp tú tài mới về nước. Một thời gian sau, khi đang ở Đà Lạt, cô Lan được cậu Lê Phát An gọi đến dự tiệc và ra mắt với vua Bảo Đại, cuộc gặp đó dẫn đến tình cảm phát sinh giữa hai người.
Trong hồi ký Con rồng Việt Nam, vua Bảo Đại kể lại rằng đây là cuộc hôn nhân sóng gió vì ông bị triều thần phản đối, lý do Bảo Đại theo đạo Phật còn cô Lan theo đạo Công giáo lại mang quốc tịch Pháp. Khi Bảo Đại cầu hôn, gia đình cô Lan đưa ra những điều kiện như cô Lan phải được tấn phong hoàng hậu, ngoài ra còn phải được tòa thánh cho phép đặc biệt, ai giữ đạo nấy nhưng con cái sinh ra đều chịu phép rửa tội và giữ đạo giáo luật.
Ngay sau hôn lễ, cô Nguyễn Hữu Thị Lan đã được tấn phong hoàng hậu với tước vị Nam Phương hoàng hậu. Đây là một biệt lệ đối với các chánh cung trong triều Nguyễn vì cả mười hai đời vua nhà Nguyễn trước đó, các bà chánh cung chỉ được phong tước hoàng quý phi, chỉ đến khi qua đời mới được truy phong hoàng hậu.
Tương truyền ông bà Nguyễn Hữu Hào đã tặng của hồi môn cho con gái về nhà chồng là một triệu đồng bạc Đông Dương, tương đương 20.000 lượng vàng. Người ta cũng đồn đại rằng vua Bảo Đại sau đó tha hồ ăn chơi du hí là nhờ tiền vợ. Ông còn mang tiếng là vua mà ngân khố chẳng có bao nhiêu để tiêu xài.
Ông Huyện Sỹ mất năm 1900, lúc đó nhà thờ chưa xây xong, phải đến năm 1920 khi bà Huỳnh Thị Tài mất, lúc đó thi hài hai vợ chồng ông Huyện Sỹ mới được đưa vào an táng trong một gian phòng phía sau cung thánh tại nhà thờ Huyện Sỹ.
Nhà thờ Huyện Sỹ
Được ngăn cách bên ngoài bởi một hàng rào sắt, phần mộ của hai vợ chồng nằm ở hai bên, theo phong cách cổ “nam tả, nữ hữu”. Công trình mộ toàn bộ bằng đá, chạm trổ công phu, có các phù điêu điển tích của chúa Giêsu rất sinh động. Mộ được đặt trong một khối đá cẩm thạch trắng, phía trên có tạc tượng hai vợ chồng đang nằm như ngủ. Ông Huyện Sỹ mặc áo dài đội khăn đóng, không để râu, hai tay đan lại đặt trước bụng. Bà Tài để đầu trần, tư thế cũng y như chồng. Cả hai pho tượng đều được tạc vô cùng mềm mại và sống động, những đường nét tinh tế trên từng nét mặt, thớ vải…
Ngoài hai pho tượng nằm an nghỉ, còn hai pho tượng chân dung ông bà Huyện Sỹ được đặt đối diện nhìn nhau, thần sắc tươi tỉnh. Ngôi mộ là một tuyệt tác về kiến trúc lẫn điêu khắc.
Ngoài nhà thờ Chợ Đũi, Chí Hòa, sau này kỹ sư Lê Phát Thanh (con Huyện Sỹ) cũng xây nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi tiếng ở quận Gò Vấp hiện nay.
Linh mục Ernest Nguyễn Văn Hưởng, chánh xứ Chợ Đũi (nhà thờ Huyện Sỹ), cho biết khu mộ đã có nhiều thay đổi, trước đây hai bên khu mộ là hai gian phòng lễ nghi, sau này nhà thờ xây dựng bổ sung hành lang phía sau nên có thể đi vòng qua giữa hai gian cung thánh mà không cần đi ngang phòng mộ. Khu mộ luôn được nhà thờ chăm sóc kỹ càng để thể hiện lòng biết ơn với hai ông bà. Trong vài năm gần đây, ba lần các con cháu ông Huyện Sỹ từ nước ngoài về thăm mộ và đều tỏ ra vui mừng khi thấy mộ phần được giữ gìn và rất tự hào về truyền thống gia đình. Họ là những người cháu đời thứ ba, nhiều người đã lập gia đình với người nước ngoài và không nói được tiếng Việt. Có người cho biết gia cảnh họ cũng nghèo, không khá giả gì, khác hẳn với sự giàu có năm xưa của dòng tộc.